Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ chấm dứt khi nào? Mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí
tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019, 2022.
Nghị định số 17/2023/NĐ-CP
hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung
Quyền tác giả là gì?
Căn cứ theo quy
định tại điều 4 Luật SHTT, Quyền tác giả “là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Thêm nữa, tại điều
18 Luật này có quy định về các quyền liên quan, cụ thể: “Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản”.
Như vậy, khi tổ
chức, cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, là chủ sở hữu đối với tác phẩm đó
và được hưởng các quyền liên quan gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, sau đây
gọi tắt là quyền tác giả.
Điều kiện bảo hộ đối với quyền tác giả
Căn cứ theo quy
định tại khoản 1, Điều 6 Luật SHTT, quyền tác giả phát sinh khi:
- Tác phẩm được
tạo ra phải có tính sáng tạo
- Được thể hiện dưới
một hình thức vật chất nhất định như: truyện, thơ, tác phẩm điện ảnh,…không
phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố
hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Do vậy, nếu tác
phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật thì khi đó
quyền tác giả phát sinh và tác phẩm sẽ được bảo hộ.
Theo điều 13 Luật
SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2019, 2022; quy định quyền tác giả có tác phẩm được
bảo hộ khi:
- Tổ chức, cá
nhân có tác phẩm được bảo hộ gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở
hữu quyền tác giả.
- Tổ chức, cá
nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu
tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào khác
- Tổ chức, cá
nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm công bố đồng thời tại Việt Nam trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.
- Là tổ chức, cá
nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về
quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, để tác
phẩm được bảo hộ thì tác giả phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật.
Các loại hình tác phẩm nào sẽ được bảo hộ
quyền tác giả?
Căn cứ theo quy
định tại khoản 1, điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 các loại hình tác phẩm được
bảo hộ quyền tác giả gồm:
STT
|
Loại
hình
|
1
|
Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, giáo trình và tác phẩm khác được
thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
|
2
|
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
|
3
|
Tác phẩm báo chí
|
4
|
Tác phẩm sân khấu
|
5
|
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (gọi
chung là tác phẩm điện ảnh)
|
6
|
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
|
7
|
Tác phẩm nhiếp ảnh
|
8
|
Tác phẩm kiến trúc
|
9
|
Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,
công trình khoa học
|
10
|
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
|
11
|
Chương trình máy tính, sưu tập tài liệu
|
Như vậy, nếu tác
phẩm thuộc một trong các loại hình như đã nêu trên thì sẽ là đối tượng thuộc phạm
vi bảo hộ quyền tác giả. Ngoài ra, còn có những trường hợp ngoại lệ khác, tác
phẩm không được bảo hộ quyền tác giả (theo quy định tại Điều 15 Luật SHTT 2005,
và Điều 8 Nghị định 17/2023/NĐ-CP), cụ thể:
- Tin tức thời sự
thuần tuý đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự
thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.
- Văn bản quy phạm
pháp luật, văn bản hành chính (văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị
xã hội, tổ chức chính trị xã hội –nghề nghiệp; đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân), và văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản
đó;
- Quy trình, hệ
thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Theo khoản 3, Điều
8 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP giải thích (quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt
động, khái niệm, nguyên lý, số liệu) như sau:
+ Quy trình là
trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;
+ Hệ thống là tập
hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ
với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;
+ Phương pháp là
cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;
+ Khái niệm là ý
nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những
mối liên hệ giữa chúng;
+ Nguyên lý là định
luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng
hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng
những lý thuyết khác.
Do vậy, nếu tác
phẩm thuộc 1 trong các loại hình nêu trên sẽ không được bảo hộ quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm
Căn cứ theo quy
định tại điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 liên quan đến thời hạn bảo hộ quyền
tác giả, quy định cụ thể:
- Quyền nhân
thân quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ, bao gồm
các quyền:
+ Đặt tên cho
tác phẩm;
+ Đứng tên thật
hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được
công bố, sử dụng;
+ Bảo hộ sự toàn
vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm
dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh sự và uy tín của tác giả
Với những quyền
nhân thân như đã nêu ở trên, quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ được bảo hộ vô
thời hạn.
- Đối với quyền
tài sản và quyền công bố tác phẩm, luật quy định thời hạn bảo hộ cụ thể sẽ phụ
thuộc vào loại hình tác phẩm được bảo hộ, cụ thể như sau:
+ Đối với tác phẩm
điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: thời hạn bảo hộ
là 75 năm (kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên);
+ Đối với tác phẩm
điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm,
kể từ khi tác phẩm được định hình: thời hạn bảo hộ là 100 năm (kể từ khi tác phẩm
được định hình);
+ Đối với tác phẩm
khuyết danh mà các thông tin về tác giả xuất hiện: thời hạn bảo hộ là suốt cuộc
đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết;
+ Trường hợp tác
phẩm có đồng tác giả: thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác
giả cuối cùng chết;
Thời hạn bảo hộ
chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ
quyền tác giả.
Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác
giả sẽ chấm dứt khi tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ theo quy định tại điều 27 của
Luật SHTT.
Căn cứ theo điều 43 của Luật SHTT và
Nghị định 17/2023/NĐ-CP, quy định quyền tác giả đối với tác phẩm sau khi hết thời
hạn bảo hộ:
- Sau khi tác phẩm hết thời hạn bảo
hộ quyền tác giả, tác phẩm đó sẽ thuộc về công chúng, và mọi tổ chức, cá nhân đều
có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả.
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá
nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền
nhân thân đối với tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yêu cầu người
có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai, có khiếu nại,
tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.
QA.
Hy vọng rằng qua
bài viết bên trên, Quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được
những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để
cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc
mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc
Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi
nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể
tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp
lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp
lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm
ơn!